Những quy trình làm cửa hiện đại

Quy Trinh Lam Cua Nhom


I. MỤC ĐÍCH:

– Quy định này nhằm thống nhất phương pháp sản xuất cửa nhôm định hình

– Quy trình nhằm đảm bảo tính chính xác và tiêu chuẩn sản xuất cửa của Công ty CP Việt – Séc.

– Xác định được trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân, Bộ phận có liên quan.

II.   QUY ĐỊNH CHUNG:

A.  Yêu cầu đối với công nhân sản xuất:

– Được đào tạo Nội quy lao động của Công ty.

– Được đào tạo về Văn hóa Công ty.

– Được đào tạo về Quy định an toàn lao động của Công ty.

– Được đào tạo về đặc tính, cấu tạo và tiêu chuẩn kỹ thuật thành phẩm.

– Được đào tạo về Công nghệ sản xuất.

– Được đào tạo về bản vẽ kỹ thuật.

– Được đào tạo về hướng dẫn vận hành máy móc.

– Được đào tạo sử dụng các công cụ dụng cụ cầm tay và đặc tính sử dụng của các vật tư sản xuất.

– Được đào tạo về Quy định về Bảo quản, Đóng gói, Vận chuyển, Di chuyển, Bàn giao thành phẩm hoặc các thành phần cấu tạo tách rời như khung nhôm, kính, các loại nẹp, PKKK, tại kho và tại công trình.

III. BỘ PHẬN CẮT 

1.Máy cắt nhôm aluminium

a. Để chuẩn bị tốt cho công tác sản xuất tổ cắt cần phải làm tốt 1 số nhiềm vụ sau:

–          Kiểm tra bản vẽ thiết kế trước khi lấy thanh nhôm aluminium sản xuất.

–          Khi lấy thanh nhôm aluminium ra phải xếp gọn gàng cẩn thận để đúng nơi quy định,không được làm thanh nhôm aluminium bị trầy xước.( Không lấy thanh nhôm aluminium bị hỏng hay bị xước – Nếu thanh nhôm aluminium đó bị hỏng, lỗi hoặc việc bảo quản không đạt, phải báo ngay cho người phụ trách để giải quyết)

–          Trước khi tiến hành pha cắt phải kiểm tra các thiết bị máy móc và khu vựa tổ mình xem có đảm bảo an toàn lao động và máy móc có hoạt động tốt hay không.

–          Công nhân tổ cắt phải đọc và hiểu được bản vẽ kỹ thuật (trong đó có bản vẽ quy chuẩn và bản vẽ chi tiết dùng để cắt thanh nhôm cho từng bộ cửa)

–          Tính toán kích thước các thanh nhôm aluminium cần cắt: loại thanh nhôm aluminium nào? Độ dài bao nhiêu? Chéo 1 đầu hay 2 đầu (Công thức tính cắt có trong phần phụ lục)

Tiến hành cắt :

–          Vận hành và thao tác đúng theo quy trình kỹ thuật vận hành máy. Khi cắt phải tính toán cho cả đơn hàng sao cho tỷ lệ sử dụng là tối đa nhất, ưu tiên cắt thanh dài trước, thanh ngắn cắt sau nhằm mục đích tận dụng được hết giá trị của thanh nhôm aluminium.

–         Đối với những thanh < 300mm được phép cắt hủy

+ Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:

– Kiểm tra ngay khi cắt thanh đầu tiên và thanh thứ 2 xem có sai số hay không, sau đó cứ 20 thanh lại kiểm tra kích thước 1 lần, đối với sản phẩm gia công hàng loạt. Đối với sản phẩm đơn lẻ, phải kiểm tra 100%. Sau đó dùng bút dạ ghi rõ: Tên cửa – kích thước cắt – tên khách hàng lên thanh nhôm aluminium.

+ Đối với nhân viên KCS kiểm tra:

–  Kiểm tra xác suất  các sản phẩm ở công đoạn này, cụ thể như sau:

–  Đối với sản phẩm cắt hàng loạt, kiểm tra cắt ít nhất 2 thanh đầu tiên và kiểm tra xác suất 5%

–  Đối với sản phẩm cắt đơn lẻ, kiểm tra 100% kích thước cắt.

b. Một số tiêu chuẩn cho phép sự chênh lệch dùng để kiểm tra khi cắt thanh nhôm aluminium:

–          Chiều dài, chiều rộng được phép sai số: ± 1mm.

–          Góc cắt 45º,90º được phép sai số: ± 0.5mm đến 1mm.

–          Kích thước cộng hàn: ± 3 x 2 mm.

Chú ý: Đối với cánh cửa mở trượt tiến hành lắp gioăng lông sau khi cắt và trước khi hàn.

2. Máy cắt thép Gia Cường:

Để chuẩn bị cho việc pha cắt thanh thép cũng giống như chuẩn bị cắt thanh nhôm aluminium.

–          Theo tiêu chuẩn thanh thép được cắt ở góc 90º.

–          Chiều dài thanh thép được cắt:

          + Cắt ngắn hơn mép trong của thanh nhôm từ 10 đến 20mm.

          + Đối với điểm cắt ổ khóa và điểm hàn đố cắt dạm và đập bẹp (không cắt rời đứt đoạn).

Chú ý: Khi đã hoàn tất các khâu của tổ cắt người thực hiện phải ghi chép, đánh dấu vào nhật ký sản xuất để kiểm soát được khối lượng công việc đã thực hiện và tiến hành bàn giao cho tổ hàn tiếp tục làm khâu tiếp theo.

IV. BỘ PHẬN ĐỤC LỖ KHÓA VÀ BẮT VÍT LÕI THÉP:

1. Khoan lỗ thoát nước:

Khi khoan lỗ thoát nước cần khoan có chiều mở vào trong hay mở ra ngoài dựa vào bản thiết kế.

–          Đối với cửa mở quay vào trong:

Phần khung cửa khoan lỗ thoát ra mặt to của thanh khung phía dưới cửa (hoặc không đục lỗ thoát nước đối với các thanh khung bao có lỗ đút lõi thép lệch về bên ngoài).

–          Đối với cửa trượt:

Phần khung cửa khoan lỗ thoát ra mặt ngoài của thanh khung phía dưới cửa.

Chú ý: Khi điều chỉnh máy khoan sao cho mũi khoan không làm thủng vách ngăn của khoang chứa lõi thép.

–          Tiến hành khoan:

+ Khoan lỗ thoát bằng mũi khoan Ø4 đến Ø5 mm.

+ Khoan lỗ thoát có chiều dài L = 30 mm.

+ Cửa rộng 1000 đến 1500mm khoan 2 lỗ. Khoảng cách từ 500 đến 700mm khoan 1 lỗ cứ thế cộng thêm để khoan.

+ Lỗ thoát nước xuống phải lệch so với lỗ thoát ra là 150mm (để đảm bảo thoát nhanh cách âm cách nhiệt).

2. Khoan lỗ lắp khóa:

–          Khi đã cắt xong ta tiến hành đo và khoan. Các lố khoan phải đảm bảo chính xác không được lệch quá ± 1mm.

–          Đối với cánh cửa đi khoan lỗ lắp ổ khóa trước, sau đó khoan lỗ lắp tay nắm .

+ Khoan lỗ tay nắm cửa đi ta đo từ dưới cánh lên đến 1050mm hoặc 1100mm.

+ Khoan lỗ lắp tay nắm cửa sổ nếu không có yêu cầu khác ở bản vẽ thì khoan tay nắm ở vị trí giữa thanh cánh cần khoan).

+ Riêng những cửa đặc biệt làm theo bản thiết kế. 

3. Bắt vít gia Cường:

Kiểm tra 2 đầu của thanh nhôm, đảm bảo khi dập không bị hở. Sau đó mới tiến hành bắt vít (sử dụng loại vít M4 x 16 để bắt ).

. Từ đầu thanh vào đến 100 – 150mm bắt con vít đầu tiên.

. Sau đó mỗi con cách nhau 300 đến 400mm tùy theo chiều dài của thanh nhôm

Khoan lỗ chờ:

– Mục đích của việc khoan lỗ chờ: Những lỗ này dùng để bắt vít giữa khung với tường khi tiến hành lắp đặt tại công trình.

. Quy định như sau: Dùng mũi khoan sắt Ø10 để khoan, điểm khoan phải chính xác vào giữa rãnh ở phía lưng của thanh nhôm, khoảng cách giữa các lỗ: lỗ đầu cách mép khung 150mm các lỗ tiếp theo cách nhau từ 400 đến 600mm,tùy theo từng loại cửa.

Chú ý: Khi đã hoàn tất các khâu của bộ phận mình người thực hiện phải ghi chép, đánh dấu vào nhật ký sản xuất để kiểm soát được khối lượng công việc đã thực hiện và bàn giao cho tổ Hàn tiếp tục làm các khâu tiếp theo.

V. BỘ PHẬN DẬP NỐI:

Kiểm tra và ráp nối hai đầu thanh.

Đặt ke vuông góc rồi tiếp hành đưa vào máy dập để thực hiện dập nối

VI. BỘ PHẬN LẮP RÁP PHỤ KIỆN:

Bộ phận này phải kiểm tra những sản phẩm do tổ Dập nối giao .Những công nhân trong tổ phải hiểu biết về tất cả các loại phụ kiện kim khí có trong nhà máy để khi nhận và lắp ráp một cách chính xác nhất.

Yêu cầu người lắp phải hiểu được bản vẽ, xác định được chiều mở của cửa thể hiện trên bản vẽ.

Tiến hành lắp :

Đưa khuôn cửa lên bàn và tiến hành đo, khoan lỗ bắt bản lề sau khi đã xác định được chiều mở của cửa cần lắp. Theo một số quy định sau:

1. Đối với bản lề 3D:

–          Vị trí lắp bản lề phía trên, tính từ mép trên khung cửa xuống từ 180 đến 230mm.

–          Vị trí lắp bản lề dưới, tính từ mép dưới khung cửa lên  180 đến 200mm.

–          Vị trí lắp bản lề giữa lấy bản lề dưới và bản lề trên làm chuẩn, chia cho 3. Vị trí lắp bản lề giữa = 1/3 từ trên xuống ,2/3 từ dưới lên theo chiều cao của cửa.

–          Yêu cầu lắp chính xác, cân đối, đầy đủ vít, các vít phải ăn thấu vào phần thép.

–          Lắp thanh nẹp khóa vào cánh. Khi đưa thanh nẹp khóa vào cánh ta phải lấy tay nắm chốt lại cho chính xác mới lắp vỏ ổ khóa, lấy chìa khóa, khóa lại và mở thử, phải mở được nhẹ nhàng thì mới tiến hành bắt vít thanh nẹp khóa vào cánh, các vít bắt phải thẳng không được chéo.

–          Lắp bánh xe vào cánh cửa trượt: Bánh xe được lắp vào phần dưới của cánh, vị trí lắp tính từ mép cánh vào 30 đến 80mm. (Riêng các cánh nhỏ ta lắp bánh xe ra sát với mép ngoài rãnh của cánh).

–          Lắp miếng giảm chấn vào cánh cửa trượt: lắp vào thanh đứng của cánh, ở bên cánh ôm vào khung cửa mỗi cánh thường được lắp 2 miếng (trên và dưới). Từ góc trên cánh xuống 150mm lắp cái phía trên. Từ góc dưới cánh lên 150mm lắp cái phía dưới.

–          Cắt đố động: Được phép non và thụt xuống so với cánh 1-2mm.

–          Lắp tay nắm: Lắp tay nắm phải chắc chắn không lỏng lẻo.

–          Đối với tay nắm đôi: Bên tay nắm có đầu vít lắp vào bên trong nhà, Bên tay nắm không có đàu vít lắp bên ngoài để an toàn.

–          Lắp khóa bán nguyệt tại vị trí bản vẽ quy định. Nếu không thể hiện vị trí lắp trên bản vẽ thì lắp ở chính giữa thanh cánh.

–          Lắp đố giữa  đúng kích thước đã quy định trên bản vẽ thiết kế, mối nối giữa 2 đầu phải đều nhau.

–          Lắp chốt và đế chốt dọc đố động: Lắp chốt vào đố giữa và đế chốt vào khung bao.

Chú ý: Khi đã hoàn tất các khâu của bộ phần mình người thực hiện phải ghi chép, đánh dấu vào sổ nhật ký sản xuất để kiểm soát được số lượng và khối lượng công việc đã thực hiện và tiến hành bàn giao cho bộ phận khác tiếp tục làm khâu tiếp theo. 

VII. BỘ PHẬN GIOĂNG KÍNH

1. Luồn gioăng :

.  Đối với gioăng kính:

–          Được lắp vào phần trong của khung cánh cửa, khung vách cố định và các nẹp kính.

–          Lắp sau khi cắt, đục lỗ, bắt vít trước khi chuyển sang, tổ phụ kiện riêng nẹp kính lắp gioăng sau khi đã đủ kích thước và chủng loại.

–          Yêu cầu chung: Trong 1 khung cửa cắt dư mỗi đầu 5mm đối với 2 thanhdài, 2 thanh ngắn cắt gioăng bằng chiều ngắn nhất của thanh nhôm.

.  Đối với gioăng khung:

–          Chỉ cần lắp cho cánh và khung cửa mở quay.

–          Lắp gioăng khung sau khi làm sạch và trước khi chuyển sang tổ phụ kiện.

–          Vị trí lắp vào phần khung tiếp xúc với phần cánh cửa mở quay .

–          Yêu cầu chung: Gioăng được luồn từ phía trên xuống dưới, cứ lắp hết đoạn thẳng thì kéo gioăng lại cho hết độ co giãn. Luồn kín 2 đầu chạm vào dư 20mm đẩy trùn lại ấn vào tránh khi gioăng co ngót sẽ bị hở, và dùng keo 502 

.  Đối với gioăng lông:

–          Gioăng lông lắp vào các thanh cửa lùa trước khi Hàn và tất cả các thanh ốp cánh cửa trượt.

–          Yêu cầu chung: Gioăng được luồn đủ chiều dài của thanh ốp cánh.

2. Cắt nẹp kính:

Cách đo nẹp kính:

–          Công đoạn này chỉ thực hiện khi khung cửa đã được Hàn và luồn gioăng.

–          Dùng thước cuộn đo lòng trong khung cửa. Chiều ngắn thì cắt kích thước đo, chiều dài phải cộng thêm kích thước nẹp kính căng và khít.

–          Cắt đúng kích thước thực tế.

–          Cắt đúng góc độ và chủng loại theo bản vẽ kỹ thuật.

3. Vào kính và đóng nẹp kính:

–          Chỉnh lại gioăng kính thật thẳng.

–          Đặt kính vào và chỉnh đều 4 góc xung quanh.

–          Dùng búa cao su để đóng nẹp kính, khi đóng không được để búa chạm vào kính.

–          Các thanh nẹp ngắn đóng trước, nẹp dài đóng sau.

–          Yêu cầu chung: Khi đóng nẹp vào khuôn xong, góc nẹp phải bằng phẳng và khít, không há miệng và đè lên nhau,đầu gioăng không bị kẹt và phải ôm hết chiều dài kính.

Trả lời

Gọi điện thoại
0969048148
Chat Zalo